KHOPTISON

Phục hồi tái tạo mô sụn khớp.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN, HỖ TRỢ BÁN HÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG” VỚI SẢN PHẨM KHOPTISON, PREVANOTIN KID, BỘT SỦI LIVER FRESH



                               

Trong chuyến đi hỗ trợ bán hàng tại Bình Dương vào ngày 07/06/2016 , các sản phẩm Khoptison, Prevanotin Kid,… được đội ngũ PG công ty tư vấn tận tình với phương chăm “ Vì sức khỏe cộng đồng ” nhằm giới thiệu những tính năng đột phá và ưu việt có trong sản phẩm như “ KHOPTISON – hỗ trợ tái tạo và phục hồi sụn khớp”, “Prevanotin Kid- Sự kết hợp độc đáo Omega 3 với Cancium và D3 giúp trẻ phát triển toàn diện về thị giác, trí não, chiều cao”.

       



Bên cạnh đó, chuyến đi công tác lại rơi vào những ngày nắng nóng ôi bức mùa hè. Chính vì điều này, đội PG công ty cũng giúp khách hàng hiểu rõ những phương pháp tránh nóng và giải nhiệt vào mùa hè, đặt biệt hơn là giới thiệu bột sủi LIVER FRESH với phương châm “thanh nhiệt cơ thể, an tâm sống khỏe” đến quý khách hàng.




                   


KHOPTISON, PREVANOTIN KID, Bột sủi thanh nhiệt LIVER FRESH được sự ủng hộ nhiệt tình của chủ nhà thuốc và khách hàng đến mua thuốc ở các nhà thuốc. Khách hàng vui mừng khi vừa mua thuốc vừa được sản phẩm dùng thử và nhận được những chương trình khuyến mãi cực đã. Ngoài ra, họ sẵn lòng mua sản phẩm công ty về sử dụng và có những phản hồi tích cực.


















Thông qua chương trình, công ty cũng một phần nào đó giúp người tiêu dùng ý thức hơn trong cách chăm sóc sức khỏe xương khớp cho bản thân, sức khỏe con em mình và sử dụng những sản phẩm giải khát có ích cho cơ thể.


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

CÂY XẤU HỔ TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ

   Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết nó còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.
1. Mô tả:
Cây xấu hổ ( trinh nữ) là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 - 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ, lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải.
                

Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8. Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
2. Dược tính:
Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.
Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:
- Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu à Liều dùng: 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
- Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính... àLiều dùng: 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.
3. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ
Theo kinh nghiệm dân gian của người dân các vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương  miền Nam cho thấy, loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.
Các bài thuốc cụ thể như sau:
- Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:
                               

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày
àBài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.
                      
- Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
- Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:
+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 - 20g khô, sắc uống trong ngày.
+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 - 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

- Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:
Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 - 40g.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.
Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng bài thuốc này. Mỗi ngày chúng ta nên bổ sung thêm 1 viên Khoptison:


 Với những thành phần chính như : Hyaluronic acid, Glucosamine Hydrochloride, Chondroitin Hydrochloride, Standardized extract chicken cartilage (providing 30mg undenattured type II Collagen),… giúp  phục hồi, bảo vệ và tái tạo mô sụn khớp, bổ sung dịch khớp đảm bảo sự vận hành linh hoạt của khóp và giảm đau mỏi xương khớp, viêm khớp.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đồng Tân
29 ĐHT 30, KP4, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Điện thoại: +84 - 8 - 62 56 54 18 | Fax: + 84 - 8 - 62 56 54 19

Email: i nfo@dongtan.com.vn |  Website: http://dongtan.com.vn

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

PHÒNG NGỪA BỆNH NGÓN TAY LÒ XO

Phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo - bệnh thường gặp ở dân văn phòng
Một số trường hợp gân gấp vị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là bệnh ngón tay lò xo.
Ảnh hưởng của bệnh ngón tay lò xo
Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay đối với bệnh nhân trở nên rất khó khăn, nhất là vào buổi sáng. Ở tình trạng bệnh nặng hơn, khi gập duỗi ngón tay, bệnh nhân cảm nhận được âm thanh “lụp cụp, lụp cụp” của các khớp ngón tay khi gập duỗi. Khi nắm tay lại, bệnh nhân có cảm giác đau cứng ở các khớp ngón tay và khó duỗi ra, nhiều người phải cố gắng mới bật được ngón tay hoặc phải dùng tay bên lành kéo ra.
Bệnh ngón tay lò xo xảy ra khi các dây chằng, dây xơ này bị viêm, co thắt hoặc nhất là gân gấp bị viêm, nổi cục thì sự di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở, mỗi lần gấp và duỗi ngón tay thấy rất khó mà phải cố gắng mới bật ra được như lò xo.
Bệnh này không nguy hiểm nhưng sẽ hạn chế hoạt động bàn tay, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, chất lượng cuộc sống. Bệnh thường gặp ở người hơn 45 tuổi, vận động cổ bàn tay nhiều, do lực chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đó nữ giới gặp nhiều hơn nam.
Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo:
Để phát hiện ra bệnh ngón tay lò xo khi người bệnh cảm thấy ngón tay hơi cứng khó gập, và nghe tiếng “lụp cụp” khi tay duỗi thẳng. Tại nơi nghe âm thanh đó, bạn có thể sờ thấy khối sưng ở khớp.
Đau ở nếp gấp xa của mặt lòng bàn tay, đau nhiều khi nắm các ngón tay lại, nhất là vào buổi sáng, nặng hơn sẽ thấy ngón tay kẹt lại khi nắm vào và không duỗi ra được, phải dùng tay khác kéo ra, có thể sờ thấy nốt chai ở ngay vị trí đau.
Thông thường ngón tay lò xo diễn ra đối với những ngón tay hay vận động hơn, chẳng hạn như ngón cái, ngón trỏ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều ngón tay và có thể xảy ra trên hai bàn ta

                        
Phòng tránh mắc bệnh ngón tay lò xo
Chúng ta không nên lặp lại nhiều lần 1 động tác của bàn tay. Với những người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có bài tập giúp các ngón tay thư giãn. Có thể áp dụng bài tập lăn 3 viên bi trên một bàn tay, thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho các ngón tay để tay được thư giãn.
Phương pháp điều trị bệnh
Ở giai đoạn điều trị sớm, bệnh nhân có thể ngâm tay vào nước muối ấm trong khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 2 lần. Khi ngâm, bệnh nhân vừa day nhẹ, làm cho máu lưu thông tốt, bao gân mềm mại, ngón tay linh hoạt trở lại.
Ở giai đoạn điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể phối hợp nhiều phương pháp như uống thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị, ngâm tay nước muối ấm liệu để làm tan chỗ bao gân bị viêm. Trong trường hợp trị viêm không hết, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm cortisol trực tiếp vào vị trí viêm. Tuy nhiên, với phương pháp này, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện 1-2 lần/ năm. Vì tiêm cortisol thường gây teo da ở vị trí tiêm.
Nếu các phương pháp điều trị nội khoa trên vẫn không đáp ứng, bệnh nhân có thể phải làm phẫu thuật, tách dây chằng dọc bao gân để gân có thể lưu thông rộng rãi. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu thực hiện phẫu thuật.
Tuy nhiên các bệnh nhân bị bệnh này tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trị viêmkhớp, đắp các loại thuốc lá. Mọi cách điều trị không khoa học đều khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi có biểu hiện bệnh, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và chọn phương pháp điều trị phù hợp”, bác sĩ Xuân Anh khuyên.
Ngoài ra, ở giai đoạn đầu và điều trị nội khoa của bệnh chúng ta có thể sử dụng thêm Khoptison-s.
                              

            Một sản phẩm với những thành phần kháng viêm và giảm đau tự nhiên như cao vỏ cây liễu, nhựa gôm nhủ hương, trái cherry ngọt, rễ gừng… hỗ trợ rất tốt cho bệnh mà không ảnh hương đến dạ dày cùng với Hyaluronic acid, Colagen type B, Glucosamine, Canxi,… giúp giảm quá trình lão hóa sụn khớp tay và bổ sung thêm canxi cần thiết giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh trên.
Mọi chi tiết hay thắc mắc xin liên hệ:
Công Ty TNHH Thương Mại & Đầu Tư Đồng Tân
29 ĐHT 30, KP4, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Điện thoại: +84-838-918-911, | Fax: +84-862-565-419
VP Miền Bắc : Số 28 Liền Kề 15, Khu Đô Thị Văn Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: +84-473-065-418 | +84-473-091-891

Email: info@dongtan.com.vn | Website: khoptison.com.vn, antamcunghoan.vn

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

MỐI NGUY TỪ HÚT THUỐC LÁ

"Viêm khớp - mối nguy từ hút thuốc lá

Những người có xu hướng mắc bệnh viêm khớp di mặt truyền đồng thời vừa hút thuốc thì sẽ ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm hơn trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Mọi người đều biết rằng những người hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao và bệnh viêm khớp có thể di truyền sang người trong gia đình.
Một nhóm người Thuỵ Điển từ viện Karolinska đã cho thấy rằng kết hợp với hai yếu tố rủi ro trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người lên đến 15 lần.
Các chuyên gia đã kết luận rằng đối với bệnh viêm khớp và thấp khớp, điều quan trọng là phải từ bỏ thuốc lá, như vậy mới hy vọng bảo vệ được sức khoẻ. 
(Sưu tầm)

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP BẰNG NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN


 Những người hay mắc các căn bệnh xương khớp, đặc biệt là người có tuổi thường xuyên phải chịu những cơn đau hoành hành mỗi khi thời tiết trở lạnh. Để giảm các cơn đau nhức xương khớp này, chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian với những vị thuốc tự nhiên, tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Chúng ta hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây nhé.

Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả với 6 bài thuốc dân gian:

1. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:
Ngâm chân vào nước muối ấm pha gừng không chỉ giúp làm dịu những cơn đau nhức, nhất là đau khớp cổ chân mà còn giúp cơ thể phòng chống được khá nhiều bệnh. Chỉ cần mỗi ngày, vào các buổi tối dùng nước muối ấm pha gừng ngâm chân khoảng 30 phút sẽ giúp xua tan cơn đau nhức hiệu quả. Dưới đây là chi tiết các làm.
Chuẩn bị:
+2 lít nước
+20   củ gừng tươi
+20 gram muối hạt
Cách làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau:
– Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng)
– Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt
Cách dùng:
– Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ)

2. Dùng ngải cứu trắng:
Chọn 1 nắm lá ngải cứu trắng đem rửa sạch và cho muối và nước nóng vào, đem đắp lên vùng khớp bị sưng đau giúp giảm nhanh cơn đau và khớp giảm sưng nhanh chóng. Những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh xương khớp như người cao tuổi, người béo phì cũng có thể áp dụng cách này hàng ngày để phòng bệnh thêm hiệu quả.

3. Bài thuốc từ lá lốt:
Lá lốt từ lâu được biết đến là có tác dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu nghiệm, nhất là mỗi khi trời lạnh.
Cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt như sau:

Bài 1: dùng 30g lá lốt tươi (hoặc 10g lá lốt khô) đem sắc với 2 chén nước sao cho còn lại nửa chén và uống hết trong ngày, sau bữa tối. Uống trong 10 ngày thì nhưng cơn đau nhức sẽ tan đi hết.
Bài 2: lấy 30g lá lốt, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước, 30g rễ vòi voi đem thái mỏng rồi sao vàng. Tất cả sắc với 600ml nước sao cho còn lại khoảng 1/3 lượng nước thì nhấc xuống và chia ra 3 lần uống hết trong ngày. Bài này dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.

4. Bài thuốc từ quả đu đủ:
Dùng 1/2 quả đu đủ nhỏ và 30g mễ nhân sống, đem nấu chung với 1 chén nước trên lữa nhỏ, khi thấy mễ nhân đã mềm thì cho đường trắng vào. Dùng bào thuốc này trong một thồi gian dài sẽ hết đau lưng nhức mỏi.

5. Bài thuốc từ mật ong và bột quế:
Người bị viêm khớp mãn tính áp dụng cách này cho kết quả rất tốt. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mỗi ngày uống 2 ly nước nóng pha với 1 muỗng bột quế và 2 muỗng mật ong sẽ mang đến tác dụng rõ rệt.


6. Bài thuốc từ cây mắc cỡ:
Cây mắc cỡ còn thường được Đông y gọi là cây trinh nữ hoàng cung, dùng chữa các chứng đau lưng, đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê bại chân tay hiệu quả. Bài thuốc như sua: lấy 30g rễ cây mắc cỡ đem thái mỏng, tẩm với rượu rồi sao thơm. Sau đó, đem sắc với 4 chén nước sao cho còn lại 1 chén thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

→Trên đây là một số bài thuốc với các nguyên liệu từ dân gian nhưng cho kết quả rất tốt, giúp giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh xương khớp và hoạt động được thuận lợi hơn. Người bệnh có thể tùy theo chứng bệnh của mình mà lựa chọn bài thuốc phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thực phẩm chức KHOPTISON-S:
                              


CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì, tái tạo và tăng khả năng bôi trơn cho ổ khớp và sụn, tăng độ linh hoạt của khớp, hạn chế lão hóa khớp.
- Giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình, giúp cải thiện hoạt động của xương khớp .
- Hổ trợ phòng và điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người đau nhức xương khớp, mỏi vai gáy, đau lưng mỏi gối.
- Người bị viêm khớp, viêm đa khớp, thấp khớp, thoái hóa cột sống, đốt sống cổ, đốt sống lưng.
CÁCH DÙNG:
- Uống với  nhiều nước.

- Uống 1 viên/lần, ngày 1-3 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

NHỮNG BỆNH NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG THƯỜNG HAY MẮC PHẢI

Các bệnh về xương khớp đang ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trước đây, các bệnh khớp hầu hết chỉ xảy ra ở những người cao tuổi. Hiện nay, nó đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội không phụ thuộc vào lứa tuổi, ngành nghề nào cả đặc biệt là nhân viên văn phòng. Do làm việc cố định, ít di chuyển trong quá trình làm việc,,..  nên dễ dẫn đến một số bệnh như đau lưng, đau cổ tay phải, đau cổ, vai gáy, đau khớp gối,.. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngựa những bệnh lý trên !

Thứ nhất, “đau lưng” là bệnh xảy ra với mức độ thường xuyên.
Nguyên nhân:
               
                                 
  • Tư thế ngồi làm viêc sai ảnh hưởng đến cơ lưng và cột sống bị vẹo.
  • Ngồi làm việc quá lâu dẫn đến các đốt cột sống ở lưng ít vận động, máu kém lưu thông.

Cách phòng ngừa:
                              

- Ngồi đúng tư thế: để tay trên bàn làm việc vuông góc với cột sống, lưng phải thẳng.
                                 
- Tập các bài tập thể dục đơn giản: nghiêng mình sang trái, nghiêng mình sang phải như hình trên.

Thứ hai, hội chứng ống cổ tay                                              
Nguyên nhân:
                               
  • Để cổ tay tì vào cạnh bàn vì nó có thể chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay.
  • Sử dụng chuột máy tính trong một khoảng thời gian dài.
  • Sử dụng tay để đánh quá nhiều văn bản trong một ngày.            
Cách phòng ngừa:
  • Điều chỉnh ghế sao cho tay vịn của ghế cao ngang tầm với mặt bàn để hỗ trợ tốt cho cánh tay cầm chuột, cần tránh bẻ gập khủy tay khi sử dụng chuột.     
  • Dùng miếng lót cổ tay silicon khi dùng bàn phím đánh máy.
  • Tập thể dục thư giãn cổ tay theo cách chống bàn tay lên mặt phẳng bàn, tập gập căng cổ tay giữ vài giây, có thể tranh thủ tập giữa các giờ làm việc.    
      
Thứ 3, bênh đau cổ và vai gáy  
Nguyên nhân:
                               
  • Ngồi cố định khiến vùng cổ ít hoạt động hay hoạt động quá nhiều.
  • Làm việc liên tục trên máy tính.
  • Ghế ngồi không có điểm tựa dành cho cổ.
Cách phòng ngừa:
  • Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
  • Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

Nguyên nhân:
                                   
  • Khi làm việc trong văn phòng, khớp gối liên tục ở trong tình trạng co gấp bất động.
  • Sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể
Cách phòng ngừa:
  •  Không nên ngồi quá lâu trong lúc làm việc mà nên đi lại quanh phòng làm việc  khoảng 1 phút đến 2   phút / một giờ.
  •  Thường xuyên tập các bài tập thể dục đơn giản như: đi bộ, tập yoga, đi xe đạp,…

Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên, chúng ta có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ  khắc phục tình trạng trên.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sưu tầm
                                          
Sản phẩm KHOPTISON-S là một lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong một cuộc khảo sát trực tiếp tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư Đồng Tân (6/2016). Với những thành phần kháng viêm tự nhiên như cao vỏ cây liễu, nhựa gôm nhủ hương, trái cherry ngọt, rễ gừng… có thể giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng mà không ảnh hương đến dạ dày cùng với Hyaluronic acid, Colagen type B, Glucosamine, Canxi,… giúp giảm quá trình lão hóa sụn khớp và bổ sung thêm canxi cần thiết giúp phòng ngừa và hỗ trợ các chứng bệnh trên.
Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công Ty TNHH Thương Mại & Đầu Tư Đồng Tân
29 ĐHT 30, KP4, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
Điện thoại: +84-838-918-911, | Fax: +84-862-565-419
VP Miền Bắc : Số 28 Liền Kề 15, Khu Đô Thị Văn Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: +84-473-065-418 | +84-473-091-891
Email: info@dongtan.com.vn | Website: khoptison.com.vn, antamcunghoan.vn

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

CẢNH GIÁC BỆNH GÂY ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP KHI MÙA MƯA ĐẾN


Cảnh giác bệnh gây đau mỏi xương khớp khi mùa mưa đến


-Trời mưa lạnh dễ khiến các mạch máu ngoại vi co lại, giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên, trong đó có da, cơ, khớp gây đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
                                     
-Theo tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mưa lũ đi kèm với gió lạnh dễ khiến các mạch máu ngoại vi co lại. Tình trạng này làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên như da, cơ, khớp gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

-Bác sĩ Khanh cho biết hơn 90% người bệnh đến khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình luôn than phiền về bệnh đau khớp, thường gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Triệu chứng đau là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, đầu gối, khớp vai hay háng. Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt vào sáng sớm trời lạnh. Thoái hóa khớp không phân biệt vùng miền, nhưng thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, những người đã và đang lao động cực nhọc càng dễ mắc bệnh này.

-Kiểu thời tiết hiện nay cũng dễ làm sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến nguy cơ té ngã, đặc biệt là người lớn tuổi. Những người già nhập viện do gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM hầu hết là ngã trên thềm nhà, bậc tam cấp, nhà vệ sinh, cầu thang…

-Bác sĩ Khanh giải thích: Ở người già, chức năng đi đứng bị ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác và bệnh nội khoa vốn có. Thêm vào đó sự bất cẩn của người nhà cũng như sự chủ quan của chính người bệnh, từ đó dẫn đến nhiều vụ tai nạn gãy đầu dưới xương quay, gãy đầu trên xương cánh tay, gãy mắt cá, gãy xẹp cột sống ngực, thắt lưng, gãy vùng xương đùi. Tùy theo loại chấn thương, cũng như mức độ và tình trạng sức khỏe nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật hay điều trị bảo tồn như bó bột, nằm tại giường…

-Ngoài ra, tại bệnh viện còn ghi nhận các trường hợp chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt. Tai nạn giao thông không trừ một ai, song người trẻ thường gặp hơn. Đường trơn trượt rất dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông dẫn đến xây xát da, đứt dây chằng, rách gân cơ, gãy xương, trật khớp. Chấn thương dù nặng hay nhẹ cũng cần được xử trí đúng cách, người bệnh nên đến các cơ sở y tế khám chuyên khoa để kiểm tra và điều trị.

-Tai nạn lao động cũng thường xảy ra vào mùa này do sự bất cẩn của người tham gia lao động hay chủ lao động trong khi không có trang thiết bị bảo hộ cần thiết. Những công trình thi công xây dựng, trang trí, sản xuất ngoài trời khi gặp mưa, gió, bão dễ bị cản trở hoặc là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Nạn nhân thường là nam giới trẻ tuổi bị chấn thương khá nặng, có thể kèm theo đa chấn thương.

Để phòng tránh các bệnh về xương khớp khi mùa mưa đến


-Bác sĩ Khanh khuyên mọi người nên duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và hiệu quả trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý như thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp. Tốt nhất nên uống 2 ly sữa mỗi ngày, mỗi tuần ăn hai bữa tôm cua để phòng tránh loãng xương, đây một nguyên nhân thường đi kèm thoái hóa khớp gây đau nhức.

-Trong nhà có người lớn tuổi, gia đình nên chú ý làm khô nền, sàn nhà, không để người già đi một mình lên xuống cầu thang hay bậc thềm. Riêng những cụ già yếu có nguy cơ té ngã cao nên đi vệ sinh tại giường vào ban đêm hay phải có người nhà đi cùng. Quần dài cần được cắt ngắn gấu, chuẩn bị dép đi trong nhà không quá trơn, đi lại bằng khung hoặc gậy nạng để trợ giúp… Nhân viên y tế cần nhắc nhờ mọi người về điểm này.

-Để phòng tránh tai nạn giao thông, mọi người cần tham gia giao thông có ý thức, đặc biệt mùa mưa càng phải thận trọng, trong một số trường hợp áo mưa hay che dù lại trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn. Chú ý không bóp thắng trước của xe, chạy chậm, quan sát kỹ để tránh các hố nước đọng bị che lấp… Ngoài ra, có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện do ngã từ mái nhà xuống khi đang lợp mái tôn hay chặt bớt các nhánh cây trong sân, leo cầu thang hay ghế khi nền nhà trơn trượt… Vì vậy mọi người cần đề cao cảnh giác.

-Theo bác sĩ Khanh, bệnh đau nhức cơ xương khớp thường có 2 phương pháp điều trị. Thứ nhất là không dùng thuốc bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá vùng sưng viêm, tập vật lý trị liệu lấy lại chức năng. Thứ hai, có thể kết hợp với dùng thuốc nếu đau nhiều như giảm đau, kháng viêm, giảm co cứng cơ. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như tăng men gan, đau dạ dày hay chóng mặt, lừ đừ…