KHOPTISON

Phục hồi tái tạo mô sụn khớp.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Tầm quan trọng của Canxi (Calcium) đối với sức khỏe con người

"Vai trò của canxi (Calcium) với sức khỏe con người

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, “là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn”. Trước đây, mọi người thường cho rằng canxi chỉ ảnh hưởng đến xương cốt mà thôi, ví dụ như bệnh lùn ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người lớn. Ngày nay chúng ta đã nhận thức được tầm quan của canxi, vì canxi ảnh hưởng đến mọi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
 1. NGUYÊN NHÂN BỊ THIẾU HỤT CANXI
1.1. Do lượng canxi đưa vào không đủ 
- Do kém hấp thu: Canxi có rất nhiều trong các loại thức ăn hàng ngày, nhưng sự hấp thu canxi của cơ thể chúng ta còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ::
 + Trong rau có loại axit  cản trở sự hấp thu canxi. Việc sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng, sử dụng chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi. Qua khảo sát cho thấy hàm lượng canxi có trong rau chỉ còn khoảng 1/5 so với 100 năm trước.
+ Qua quá trình đun nấu cũng làm thất thoát canxi. Một lít nước lã chứa 300mg canxi, sau khi đun nấu thì hàm lượng canxi chỉ còn dưới 100mg.
+ Không hấp thu được canxi do thiếu Vitamin D
+ Cuộc sống ngày nay, con người ít vận động hơn khi xưa, ít hoạt động ngoài trời, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời cho nên cơ thể không hấp thụ được nhiều canxi. Những thói quen tật xấu như: hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, uống nước trà đặc, uống nhiều cà phê…đều cản trở việc hấp thụ canxi.
+ Những người béo phì do hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân, làm cho canxi thất thoát nhiều.
+ Trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (lon) trong đồ uống có hàm lượng phốt pho khá cao, cũng cản trở sự hấp thụ canxi. Môi trường ô nhiễm và con người có tiển sử sử dụng chất kích thích hoặc thuốc men cũng có tác dụng cản trở sự hấp thụ canxi.
- Do cung cấp thiếu: Sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi phong phú nhưng đa số người dân chúng ta không có thói quen hoặc không có điều kiện uống sữa. Trong khi người dân các nước phát triển trung bình dùng 300 lít sữa người/năm, bình quân 1,64 lít người /ngày 1 lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600mg-700mg
1.2. Do nhu cầu tăng cao:
Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi
1.3. Do mất canxi :
Trường hợp mất nước, mất muối do tiêu chảy,nôn, sốt cao…Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thống tự điều chỉnh nồng độ canxi sẽ điều tiết để duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong máu; sự điều tiết đó diễn ra như sau:
+  Khi con người hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, thông tin này truyền qua hệ thần kinh, tuyến cận giáp nhận được thông tin này lập tức tiết ra hooc môn tuyến giáp (PTH) thúc đẩy canxi trong xương (canxi ở dạng hợp chất) chuyển thành ion canxi bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng canxi trong máu, quá trình điều tiết này diễn ra rất nhanh chóng, cho nên ta không tự nhận biết được cho dù cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng như nồng độ canxi trong máu tụt xuống đến <7mg/dl thì bị chuột rút cũng chỉ sau 1 đến 2 phút là khỏi. Tại sao khỏi như vậy? Đó là do hooc môn tuyến cận giáp đã nhanh chóng tác động, làm cho canxi ở xương nhanh chóng chuyển vào máu, bổ sung canxi cho máu, đảm bảo đủ nồng độ canxi trong máu. Bởi vậy, nếu căn cứ vào tình trạng nồng độ canxi trong máu để chẩn đoán cơ thể thiếu hay đủ canxi sẽ là trái với khoa học.
+  Khi tuyến cận giáp luôn bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ canxi trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu. Quá trình đó gọi là “canxi di chuyển”. Quá trình “canxi di chuyển” tuy giảm được nồng độ canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả:
+ Nếu canxi thừa này được điều chuyển ra các khớp xương (nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh) thì sinh ra bệnh gai xương hoặc vôi hóa đốt sống, từ đó sinh ra nhiều bệnh khác như thần kinh tọa, tê bì các đầu ngón chân, tay...
 +  Nếu canxi chuyển vào niệu đạo, vào mật thì sinh chứng sỏi đường tiết niệu, sỏi mật.
 +  Nếu canxi đó chuyển vào thành động mạch thì sinh chứng xơ cứng động mạch -một trong những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim.
 +  Nếu canxi chuyển tới tế bào thần kinh thì tế bào thần kinh bị lão hóa, đó là một trong những nguyên nhân gây ra chứng lũ lẫn của người già, suy giảm trí nhớ...
 +  Nếu chúng chuyển đến các tổ chức khí quan khác, lúc này nồng độ canxi trong tế bào và ngoài tế bào có sự biến đổi, dẫn đến tổ chức phần mềm bị xơ cứng, hệ quả kể trên làm công năng của nhiều khí quan trong cơ thể bị thoái hóa, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho loài người bị lão hóa sớm.
Như vậy, thiếu canxi gây ra tình trạng canxi di chuyển tác động vào hệ thống trong cơ thể con người gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau mà con người chúng ta đang mắc phải.
2. VAI TRÒ CỦA CANXI
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật…Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
2.2. Vai trò của canxi đối với xương
Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi. Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
2.3.Vai trò của canxi trong Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là bác sĩ tuyệt vời trong cơ thể con người, hệ thống miễn dịch đóng vai trò vệ sĩ, nó bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm bệnh, đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Tế bào trắng là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư…) xâm nhập cơ thể, thông tin đó truyền cho tế bào trắng, tế bào trắng lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh.
Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.
Hiện nay, có nhiều căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Ví dụ như: Bệnh viêm gan, xơ cứng gan liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh ung thư là do chức năng của tế bào trắng kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.
2.4.Vai trò của canxi trong hệ thần kinh:
Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.
 2.5.Vai trò của canxi trong cơ bắp
Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
+  Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém
+  Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi.
+  Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
+  Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.
 2.6.Các vai trò khác của canxi
+ Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiếu máu thấm ra ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng
+ Canxi có tác dụng kích hoạt enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit.
+ Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận…..đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.
Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến loài người sớm bị lão hóa. Bởi vậy có thể nói ion canxi có tác dụng kích hoạt và tăng cường công năng của các khí quản. Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy của họ nhanh nhạy hơn, họ có phần trẻ trung hơn những người cùng trang lứa.
+ Ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn, cho nên ta nói ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp). Người mắc bệnh phế quản mãn tính và bệnh phổi thường xuyên dùng canxi sẽ sớm bình phục.
 3PHÒNG THIẾU CANXI
Hiện nay đời sống con người ngày một khá lên, nhiều người đã có ý thức hơn trong vấn đề bảo dưỡng sức khỏe của mình, vấn đề thiếu canxi, vấn đề bổ sung canxi đang là mối quan tâm của nhiều người.
Do ăn uống không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể, cho nên cần phải bổ sung cho đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Thông thường mỗi ngày cơ thể cần lượng canxi từ 800-1000mg. Bổ sung canxi không phải là càng nhiều càng tốt, lượng canxi bổ sung cho cơ thể không nên quá 2000mg/ngày, nếu không sẽ dễ dẫn đến tác dụng phụ như: sỏi thận, canxi các mô mềm, giảm bớt khả năng hấp thu sắt, kẽm, magie v.v… Vì vậy các chuyên gia luôn kêu gọi mọi người nên bổ sung canxi một cách có khoa học.
BS Vân Anh (nguồn SKĐS)

Bí quyết giúp bạn giảm đau đốt sống cổ

"Những cách giúp bạn giảm đau đốt sống cổ
Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái đốt sống cổ.
Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng.
Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Chính vì thế, nếu không muốn bị đau cổ hay nặng hơn là thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần tạo lập cho mình những thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Đó có thể chỉ là những động tác luyện tập hay vươn vai rất đơn giản, không ngồi ì bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Nếu đã thử nhiều cách mà cảm giác đau cổ vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, có hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Dân văn phòng hay mắc thoái hóa đốt sống cổ do:
- Vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp.
- Quá mệt mỏi.
- Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế.
- Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống.
- Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
- Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình.
- Làm việc kéo dài, ít vận động.
- Lựa chọn gối ngủ không phù hợp.
Biểu hiện thường gặp:
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn sẽ có một trong số những biểu hiện cơ bản như sau:
- Cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau.
- Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai.
- Đau đầu không rõ nguyên nhân.
- Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các cách điều trị sau:
- Ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.
- Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính.
- Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những hữu ích cho đôi mắt của bạn mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.
-  Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống, rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ.
- Ngồi cách màn hình vi tính 50-66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 -20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không bị phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính. Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt.
- Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
- Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu.
Mát - xa giúp giảm đau
Đầu tiên bạn hãy mát xa từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh
Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 - 2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.
Tiếp theo, đan hai tay vào nhau và để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn lên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần.
- Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.
- Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, bạn nên tham khảo ý kiến  bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.
- Stress không chỉ gây nên cho bạn cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý mà còn khiến cho cảm giác đau đớn do chứng thoái hóa đốt sống cổ tăng lên. Chính vì thế, bạn nên bằng mọi cách khống chế và kiểm soát stress.
Minh Hằng (TH)

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Mối liên quan giữa Hyaluronic và khớp

Hyaluronic và Khớp

Thoái hóa khớp là trình trạng bệnh lý của tuổi già, bệnh nặng thường khiến cho xương khớp đau nhức khi vận động. Người bệnh thường thấy đau buốt ở khớp ngay cả với những vận động thường ngày như khi cúi xuống, leo cầu thang hay thậm chí đứng lâu, mang xách đồ vật. Nguyên nhân là do độ nhầy trong ổ các khớp cạn kiệt. Vì thế, để giảm nhanh cảm giác đau thì việc bổ sung hoạt chất cần thiết giúp giữ ẩm, tăng độ nhầy cho các khớp được xem là giải pháp tối ưu nhất.
Acid hyaluronic là thành phần quan trọng của ổ khớp. Nhờ có tính chất nhớt và đàn hồi tùy theo lực tác động lên acid hyaluronic giống như một thứ dầu nhờn bôi trơn khớp, đệm giảm shock để bảo vệ khớp khi lực tác động mạnh. Khớp bình thường có hàm lượng acid hyaluronic vào khoảng 2.5 – 4.0mg/ml, nhưng nồng độ chỉ còn một nửa hoặc 2/3 khi khớp bị thoái hóa.
Tác dụng của acid hyaluronic trong điều trị bệnh thoái hóa khớp:
 Có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của acid hyaluronic trong điều trị bệnh viêm khớp thoái hóa được công bố trên thế giới.
Tác dụng của acid hyaluronic:
+Tác dụng kích thích hình thành acid hyaluronic nội sinh
+Tác dụng kháng viêm do có tác dụng dọn sạch các gốc tự do
+Tác dụng cơ học: chống sốc, bôi trơn.
+Tác dụng cải thiện mật độ tế bào sụn 
+Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng của khớp thoái hóa đã được FDA (Hoa Kỳ) thừa nhận và cho phép sử dụng trên bệnh nhân bị thoái hóa khớp đặc biệt là ở những trường hợp chưa bị biến dạng xương.
thuocthang.vn

Nguyên nhân và cách phòng tránh thoái vị đĩa đệm

Nguyên nhân dẫn đến thoái vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng tàn phế như teo cơ, liệt,… Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó chủ yếu là do chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động; tư thế làm việc không đúng cách;…
Ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai cách. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng.
Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp… Ngoài ra, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng. Nếu không được điều trị có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
thuoc-chua-va-dieu-tri-benh-thoat-vi-dia-dem.jpeg
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Các biện pháp phòng tránh
- Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.
- Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách,..). Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng, điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi làm việc khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
- Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương cho cột sống khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
Theo suckhoevadoisong.net

Các loại thực phẩm làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Thực phẩm làm chậm thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng lão hóa của một bộ phận cơ thể người. Theo quy luật tự nhiên, điều này không thể tránh. Tuy nhiên, với một chế độ làm việc, tập luyện và dinh dưỡng khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này - tức tác động để làm chậm quá trình lão hóa. Theo các nhà chuyên môn, các thực phẩm sau là những "vị thuốc" tốt cho khớp, sụn và xương:
- Thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt), cá biển, tôm, cua, sò. Đặc biệt, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ rất tốt cho người bị thoái hóa khớp, vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3.
- Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Nước hầm xương ống, sườn (heo, bò), tôm, cá (nguyên con) là "dược liệu" tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
- Các loại ngũ cốc và rau quả. Những thực phẩm được khuyến khích dùng là đậu nành, hạt mầm, vì chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
- Đu đủ, dứa, chanh, bưởi là các loại trái cây cung ứng men kháng viêm và sinh tố C - hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
- Các nghiên cứu cho thấy, các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen - một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.
- Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.
- Các loại dầu chứa acid béo omega 3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu olive... đều là những thực phẩm tốt để làm giảm quá trình thoái hóa khớp.

(Nguồn: sưu tầm)

Một số phương pháp bảo vệ xương khớp

Một số cách để bảo vệ xương khớp
Sau đây là một số cách giúp bảo vệ khớp xương, theo báo The Times of India.
Kiểm soát trọng lượng: Bạn càng tăng cân thì càng gây nhiều sức ép lên khớp xương, đặc biệt là hông, đầu gối, lưng và bàn chân. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thêm những thực phẩm chứa chất chống ô-xy hóa trong chế độ ăn uống của bạn là cách hữu hiệu bảo vệ khớp xương khỏi những thay đổi có liên quan tới bệnh viêm khớp.
Đi đứng, ngồi nằm đúng tư thế sẽ giúp ngừa đau nhức khớp. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên hạn chế mang giày cao gót vì gây thêm sức ép lên đầu gối.
Tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá căng. Tập thể dục bảo vệ khớp xương bằng cách củng cố cơ quanh khớp xương. Cơ càng mạnh thì càng bảo vệ khớp xương của bạn khỏi cọ xát vào nhau. Bên cạnh đó, đừng gây tất cả sức ép lên đầu gối trong khi nâng nhấc vật nặng.
(ST)

Chăm sóc cột sống sao cho đúng cách

Chăm sóc cột sống sao cho đúng cách?
- Một cột sống không khỏe thường khởi đầu bởi thói quen không tốt như tư thế xấu - tức là các tư thế đứng, ngồi, nằm hay di chuyển không đúng làm gia tăng áp lực lên cột sống, lên đĩa đệm và gây đau lưng.
- Cột sống được cấu thành từ các đốt sống và đĩa sống sắp xếp thành 3 đường cong tự nhiên theo hình chữ S. Sự sắp xếp đặc biệt này giúp thăng bằng khi di chuyển, nâng đỡ cơ thể bạn ở các tư thế nằm, ngồi, đứng hay vận động.
- Thói quen tư thế xấu, theo thời gian thậm chí có thể làm cho đĩa đệm của bạn mất chức năng sớm trong việc giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh những vấn đề của đĩa đệm.
- Vận động cơ học tốt cho cơ thể, giúp giữ cột sống theo đường cong tự nhiên và di chuyển một cách nhẹ nhàng như một cỗ máy vận hành êm dịu. Qua việc duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống cả ngày, bạn sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giúp phòng ngừa đau lưng và chấn thương lưng.
Tư thế vận động cơ học đúng
Ngủ: Khi bạn nằm ngửa hay nằm nghiêng, lưng hay cơ thể bạn phải được áp sát mặt nệm. Nếu bạn nằm ngửa, nên đặt một cái gối dưới vùng đầu gối để giữ đường cong cơ thể tốt. Nếu bạn nằm nghiêng nên co hai gối để giảm áp lực lên lưng bạn.
Một điều rất quan trọng khi nằm là phải lựa chọn loại nệm có độ cứng phù hợp, vừa có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, vừa giúp duy trì và bảo vệ đường cong tự nhiên của cột sống.
Đứng: Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nên đặt một chân lên bục để làm giảm áp lực lên cột sống và để duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Nếu cần thiết, gập nhẹ gối, mang nẹp lưng, đi giày thấp để giảm sốc cho cơ thể và giữ cột sống theo trục.
Ngồi: Giữ 3 đường cong tự nhiên của cột sống bằng cách dùng ghế có nâng đỡ lưng bạn. Một cuộn khăn hay gối nhỏ đặt ở thắt lưng giúp nâng đỡ đường cong thắt lưng. Khi lái xe, chỉnh vị trí ghế sao cho đầu gối ngang bằng với mông.
Nghiêng, cúi: Gối và háng của bạn giúp duy trì 3 đường cong tự nhiên của cột sống. Để cẳng chân bạn làm chính khi khuân vật nặng và đứng gần để làm giảm nhẹ nhất trọng lượng của vật thể.
Xoay: Bạn phải hình dung để cơ thể xoay theo một khối từ vai đến mông. Xoay với chân, không xoay với lưng. Đặt chân bạn theo hướng đang xoay và nhảy quanh điểm xoay.
Lấy đồ vật: Đứng gần vật cần lấy. Dùng dụng cụ để lấy nếu cần thiết. Gồng cơ bụng để phụ khối cơ lưng, sử dụng chủ yếu tay và chân để thực hiện công việc. Dùng dụng cụ dài để lấy đồ vật trên cao, tránh nhón chân nhảy lên.
(ST)

Thói quen gây hại cho xương khớp

"Những thói quen có hại cho xương khớp
Chế độ dinh dưỡng, lối sống, và một số thói quen không tốt thường ngày sẽ gây ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp của chúng ta
Nguyên nhân cùng thói quen không tốt
Y học cổ truyền cho rằng, tình trạng xương giòn, loãng xương là do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, và cả do bệnh mãn tính mà ra. Thận chủ cốt, chủ tủy, thận sung mãn thì xương sẽ cứng và chắc. Vì vậy, chứng loãng xương chủ yếu là do thận hư yếu (cả thận âm lẫn thận dương). Thận dương hư sẽ kéo theo tỳ dương hư, can huyết và thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương tỳ, tăng thấp nhiệt; thuốc lá làm tổn thương phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh.
Còn tại hội nghị quốc tế về chủ đề loãng xương với hơn 14 nước tham dự, do Hội Y học TP.HCM tổ chức mới đây, trong phần trình bày của mình, bác sĩ Loenard Koh (đến từ Singapore) cho biết về những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương, đó là: yếu tố gia đình, người có tuổi, người nhẹ cân, mãn kinh sớm, chế độ dinh dưỡng, hút thuốc lá...
Một số yếu tố có ảnh hưởng lên hệ xương khớp cũng đã được các nhà chuyên môn trình bày gồm: việc tự ý dùng thuốc chữa bệnh như: dùng thuốc corticoide, dùng hóc-môn quá liều, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi... Ngoài ra, còn có những thói quen không tốt cho xương, làm xương loãng, xương giòn là hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, lười vận động thể lực, thói quen ăn uống (ăn nhiều muối, nhiều đạm, thiếu can - xi, thiếu vitamin D...)... 

Phụ nữ và nam giới 

Các tham luận cũng ghi nhận hệ thống xương của phụ nữ dễ bị tác động hơn nam giới. Thường tỷ lệ mất xương theo năm tháng ở phụ nữ cao hơn nam giới (vì phái nam có khối lượng xương cao hơn phụ nữ 30%). Theo tiến sĩ Lê Anh Thư (Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, có khoảng 80% phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị tình trạng xương giòn, xương loãng. 
Lúc này, các chị em có thể bị mất đi khoảng 20% khối lượng xương trong vòng 5-7 năm sau tuổi mãn kinh, nguy cơ này sẽ cao hơn đối với những người mãn kinh sớm (trước 45 tuổi); phụ nữ đã từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ buồng trứng; những chị em trong gia đình có người xương giòn, xương loãng; những người ốm và có khung xương nhỏ. Một khảo sát của Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) trước đây trên 1.530 phụ nữ (từ 24-94 tuổi) cho thấy có 91,3% phụ nữ tuổi trên 55, thể tạng gầy, chiều cao thấp đi là có loãng xương. Riêng ở đàn ông, ngoài tuổi tác, thì các yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ xương là thuốc lá, rượu, cà phê... 
Theo bác sĩ Loenard Koh, loãng xương là bệnh âm thầm, thường phải tìm mới thấy. Tuy nhiên, những biểu hiện, biến chứng cần chú ý đó là: đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc theo các xương dài (nhất là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút các cơ; đau cột sống thật sự; đầy bụng, ăn uống chậm tiêu; có khi nặng ở ngực làm khó thở... Tuy nhiên, vì là căn bệnh diễn tiến âm thầm, nên một khi đã có biểu hiện lâm sàng thì cơ thể đã mất khoảng 30% khối lượng xương, và thường lúc này đã có những biến chứng như: đau kéo dài và chèn ép thần kinh; gù lưng, giảm chiều cao, vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực; gãy xương cổ tay, gãy cổ xương đùi, lún đốt sống...
Theo khoemoingay